Nhiễm Trùng Chân Răng

Share:



Nguy cơ tử vong do nhiễm trùng chân răng ngày càng gia tăng đáng kể. Đó là hậu quả của chứng sâu răng không được điều trị triệt để. Áp xe răng cấp tính có thể gây ra chứng má sưng, nếu không được điều trị sớm, sẽ dẫn đến chứng áp xe não hoặc nhiễm trùng xoang.

Nguy cơ tử vong do nhiễm trùng răng

Một chiếc răng bị áp xe (bọc mủ do vi trùng nhiễm vào tủy răng gây ra) rất dễ điều trị bằng việc sử dụng ống tủy hoặc nhổ răng kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta thường chủ quan nên đến khi thành bệnh mới tìm đến bác sĩ. 

Báo cáo gần đây nhất của Pew Charitable Trusts cũng đưa ra con số khoảng 830.590 lượt khám tại phòng cấp cứu liên quan đến các bệnh về răng ở Mỹ trong đó chủ yếu là áp xe răng, tăng 16 % so với năm 2006.

Tiến sĩ Mark Wong, Chủ tịch phẫu thuật răng miệng tại các trường Đại học của Mỹ cũng cho biết, “nhiễm trùng răng miệng trở thành dịch bệnh trong các bệnh viện, các phòng cấp cứu của chúng tôi“.

Hậu quả của nhiễm trùng răng


Với điều trị nha khoa thích hợp thì việc nhiễm trùng chân răng có thể được xử lý khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng có thể xảy ra. Hầu hết các biến chứng phát sinh như là kết quả của nhiễm trùng lây lan vi khuẩn khi áp-xe không được điều trị:

– Phải nhổ bỏ mất cái răng: trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm và lan ra mô mềm. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, cuối cùng phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.
– Nang do răng: nếu một áp-xe răng không chữa trị, một khoang chứa đầy dịch có thể phát triển ở phía dưới chân răng của trẻ.
– Nhiễm trùng xoang hàm: có thể xảy ra nếu răng nguyên nhân từ các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp-xe răng qua các mạch máu. Những vi khuẩn này đến tim có thể gây nhiễm trùng và đôi khi dẫn đến hậu quả chết người.
– Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng (Ludwig Angina): là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm và đôi khi gây tử vong. Nó thường xảy ra ở người lớn, nguyên nhân do răng bị một áp- xe mà không được điều trị.
– Mối nguy hiểm cao nhất là nó có thể phát triển làm nghẽn tắc đường hô hấp và gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của áp xe răng


Một số triệu chứng của áp xe răng mà các bạn có thể dễ dàng nhận biết như:

– Đau nhức răng.
– Khi nhai thức ăn thấy rất đau.
– Tê răng khi dùng thức ăn nóng, hoặc lạnh.
– Đắng miệng.
– Hơi thở hôi.
– Sốt nhẹ.
– Sưng hạch cổ.
– Người mệt mỏi.
– Hàm răng trên hoặc dưới sưng.


Để phòng tránh bệnh, tốt nhất các bạn hãy chăm sóc răng miệng thật tốt, bằng cách chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa đúng cách thay vì chờ đợi cho đến khi răng bị nhiễm trùng để nguy hại đến tính mạng.

NHIỄM TRÙNG CHÂN RĂNG


+ Vết nứt răng

Làm sạch răng: thông thường bao gồm cạo vôi răng và đánh bóng răng.

Cạo vôi răng là cách duy nhất giúp lấy sạch vôi răng.

Đánh bóng răng giúp bề mặt răng bóng láng và sạch, hạn chế sự bám dính và phát triển những mảng bám gây sâu răng.

Ngoài ra cạo vôi và đánh bóng răng còn giúp làm sạch một số những vết màu nâu, đen (gọi là vết dính) trên răng.

+ Khi nào thì nên đi khám nha khoa định kỳ?

Khoảng cách giữa 2 lần hẹn khám nha khoa định kỳ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn.

Thông thường bạn chỉ cần đi khám định kỳ 6 tháng là đủ.

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn tái khám sớm hơn (3 tháng/lần) hoặc trễ hơn (9 tháng/năm/lần) tùy vào hiệu quả vệ sinh răng miệng của bạn, tùy tốc độ phát triển vôi răng, sâu răng của bạn, tùy các vấn đề răng miệng của bạn có cần theo dõi thường xuyên và điều trị thêm trong tương lai…

DINH DƯỠNG


Thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý là một yếu tố quan trọng trong phòng chống các bệnh răng miệng.

Cần đảm bảo trong bữa ăn có đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng:

+ Can-xi và vitamin D:

Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hàm răng chắc khỏe. Răng bắt đầu hình thành khi thai nhi còn ử trong bụng mẹ, do đó phụ nữ có thai cần đảm bảo đủ lượng Can-xi, vitamin D cần thiết mỗi ngày.

Đối với người lớn, lượng Can-xi hấp thu từ bữa ăn sẽ giúp tái tạo lại bề mặt men răng, chống lại sự tấn công của acid vi khuẩn.

Ngoài ra, Can-xi và vitamin D còn giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi.
Những nguồn thức ăn giàu Can-xi, Vitamin D là: sữa, rau quả xanh, cá, pho-mat.

+ Các chất chống lão hoá, vi dụ như Vitamln C:

Giúp cho lợi và các mô mềm trong khoang miệng khoẻ mạnh, bảo vè miệng khỏi sự huỷ hoại do vi khuẩn gây nên. Nguồn thức ăn giàu Vitamin C là rau quả xanh.

+ Acid Folic:

Giúp các tế bào trong cơ thể phát triển bình thường. Chất này có nhiều trong rau quả xanh, và bia…

Mặc dù ở nước ta thói quen ăn pho-mat chưa phổ biến nhưng cũng cần nói thêm về loại thức ăn này. Đây là nguồn giàu chất Canxi khi ăn pho-mat. Canxi sẽ được giải phóng bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng, chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.

Không có nhận xét nào