Nhổ Răng Xong Nên Làm Gì?

Share:


Nhổ răng là việc lấy răng ra khỏi ổ răng, do đó việc nhổ răng sẽ làm tác động ít nhiều đến xương hàm, mạch máu, mô lợi. Việc chảy máu chân răng và hiện tượng sưng nhức là những biểu hiện bình thường và không đáng lo ngại sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện một số những lưu ý nhổ răng xong nên làm gì để giảm đau cũng như giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Thời gian lành thương sau khi nhổ răng ở cơ địa mỗi người là khác nhau nhưng nếu bạn vệ sinh răng miệng và chú ý trong ăn nhai tốt thì có thể loại trừ được khả năng viêm nhiễm và sau khoảng 1-2 tuần, vết thương sẽ lành dần và ăn nhai trở lại bình thường.

Nhổ răng xong nên làm gì để lành thương nhanh nhất?

  • Ngay sau khi nhổ răng

Để tránh những biến chứng sau khi nhổ răng, việc bạn cần làm đầu tiên sau khi nhổ răng là cắn chặt miếng bông gòn khoảng 30-60 phút, việc này sẽ giúp máu ngưng chảy và giúp quá trình động máu được nhanh hơn. Thông thường, tình trạng chảy máu chỉ diễn ra trong vòng từ 1-2h sau khi nhổ, tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra quá lâu thì bạn nên hỏi ý kiến của nha sỹ.

  • Chăm sóc tại nhà

Không nên súc miệng sau khi nhổ răng để chỗ chân răng có thời gian đông máu. Các hoạt động súc miệng hay ăn nhai sẽ có thể tác động đến quá trình lành vết thương. Chỉ nên súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng khoảng 3-4 ngày khi vết thương đã se khít một phần và lành thương ít nhiều.

Đau nhức và sưng tấy cũng là một số những biểu hiện thường gặp phải sau khi nhổ răng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng đá chườm để giảm sưng, có thể chườm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Đá lạnh sẽ kích thích nên dây thần kinh giúp giảm đau khá tốt.

Các loại thuốc cũng có thể hỗ trợ giảm, tuy nhiên cần thực hiện theo đúng chỉ định của nha sỹ mà không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài để sử dụng.


  • Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng đặc biệt nên lưu ý. Các thức ăn cứng, dai cần tránh và thay vào đó là những thức ăn lỏng mềm, dễ nuốt như cháo hay súp có xay nhuyễn thịt, cá hay rau để răng không phải hoạt động nhiều. Thực phẩm có tính cay nóng cũng nên hạn chế để quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.


  • Chăm sóc răng miệng


Thực hiện chăm sóc răng miệng, vệ sinh sạch sẽ sau khi nhổ răng khôn sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Chải răng được tiến hành bình thường nhưng nên tránh chỗ nhổ răng. Không được để bàn chải hay những vật nhọn chạm vào khu vực nhổ răng.

Nếu các dấu hiệu như sưng nhức hay chảy máu kéo dài thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được nha sỹ thăm khám và hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Nhổ răng xong nên tránh làm gì?


-    Chú ý hạn chế nhai cắn vào bên hàm chỗ răng vừa nhổ.
-    Không ăn đồ cứng, thô sau khi nhổ răng.
-    Không mút, chép miệng, không khạc nhổ.
-    Không chườm nóng.
-    Nên tránh việc hút thuốc sau khi vừa nhổ răng xong.
-    Tránh làm việc nặng trong 24h đầu.
-    Không nên uống rượu bia, đi xe khi uống thuốc giảm đau.
-    Không súc miệng sớm.
-    Không khạc nhổ nước bọt suốt buổi, không súc miệng nhất là với nước muối.
-    Không chùi màng trắng nơi vết thương, ngày hôm sau đánh răng bình thường.

Trường hợp bệnh nhân thấy chảy máu lâu (khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ), trước tiên nên liên hệ với bác sĩ và làm theo hướng dẫn, cắn bông gòn hoặc gạc vô trùng (đặt vào vùng mới nhổ răng), sau đó nằm nghỉ ngơi, có thể chườm thêm đá bên ngoài vùng răng nhổ, nếu máu vẫn còn chảy thì cần liên hệ với bác sĩ để xử trí tích cực hơn.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để vết thương nhổ nhanh lành, tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Tuân thủ lịch và loại thuốc bác sĩ đã kê trong đơn thuốc, không nên bỏ uống thuốc khi cảm thấy hết đau và sưng mà chưa hết thuốc kháng sinh theo đơn, việc bỏ dở đơn thuốc dễ làm tăng tình trạng kháng thuốc ở các lần phải uống kháng sinh lần sau cho các viêm nhiễm khác. Với những trường hợp tiểu phẫu bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc chống sưng và nước súc miệng sát khuẩn.

Nên nhanh chóng tái khám nếu có các triệu chứng gì bất thường sau nhổ răng như cảm giác tê lâu, chảy máu kéo dài, tình trạng sưng nề, sốt, đau nhiều, tác dụng phụ hoặc sự tương tác của thuốc,… để bác sĩ có chỉ định kịp thời.

Ngoại trừ răng số 8 thường không có chức năng nhai, còn đối với các răng còn lại sau khi vết thương nhổ đã lành thì nên có kế hoạch phục hình răng đã mất để tránh hậu quả của việc mất răng lâu ngày.

Không có nhận xét nào