Nguyên Nhân Gây Viêm Lợi

Share:


Là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến, viêm lợi không chỉ khiến cho răng bị tổn thương mà còn có thể tác động đến các vấn đề toàn thân khác. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm lợi là gì sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản từ đó có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.

1/ Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu là gì?


Nguyên nhân gây viêm lợi cơ bản nhất là do các vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng gây nên. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô, khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn.

– Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm cho lợi mẫn cảm với tác động gây tổn thương của mảng bám, làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nướu.

– Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cho giảm khả năng đề kháng đối với cơ thể và viêm lợi có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt.

– Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm cũng làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

Nếu như những nguyên nhân gây viêm lợi trên chưa đủ để thuyết phục bạn, hãy gửi câu hỏi đến cho các bác sĩ để nhận được lời tư vấn cụ thể hơn.

2/ Biểu hiện nào cho thấy bạn bị viêm lợi?


Viêm lợi ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện cơ bản là lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng, tuy nhiên răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng và chưa bị lung lay.

Ở giai đoạn tiếp theo, khi không chữa trị viêm lợi và chăm sóc răng miệng đúng cách thì phần lợi bên trong có xu hướng dần tách khỏi răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết. Một khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng tạo thành cao răng và hình thành các túi mủ dướu nướu thì tình trạng viêm lợi đã trở nên rất nghiêm trọng.

Viêm nha chu chính là giai đoạn phát triển sau của bệnh viêm lợi. Phần chân răng sẽ sưng to, chảy máu nhiều hơn và phần lợi có xu hướng chuyển sang màu sẫm và tách khỏi hẳn răng. Khi đó, răng sẽ có xu hướng lung lay, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.

3/ Có thể điều trị viêm lợi bằng cách nào?


Lấy cao răng là cách điều trị viêm lợi đầu tiên mà nha sỹ sẽ hướng tới cho bệnh nhân. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được làm sạch thì phần nướu bị tổn thương nhẹ sẽ dần khôi phục lại, ôm sát chân răng.

Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu chân răng nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh như amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin…phối hợp với metronidazol. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và giảm các hiện tượng đau răng, sưng tấy khi lợi bị viêm. Bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi nếu không có sự chỉ định cụ thể của nha sỹ.

Nếu viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bác sĩ sẽ cần làm sạch cao răng dưới nướu cũng như những túi vi khuẩn giữa lợi và răng và cho bạn dùng kháng sinh. Có nhiều trường hợp, khi viêm nha chu đã ở giai đoạn muộn thì bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thường và có thể gần ghép thêm vạt nướu để tránh tình trạng tụt răng và lung lay chân răng.

Điều trị viêm lợi không quá khó khăn nhưng điều quan trọng là bạn cần thực hiện thăm khám sớm, tránh trường hợp viêm lợi phát triển thành viêm nha chu. Cách tốt nhất là bạn nên tự bảo vệ răng tại nhà bằng cách chải răng đúng cách ngày 2-3 lần sau bữa ăn. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi và men răng. Có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như hạn chế đau nhức do viêm lợi gây ra.

Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng được coi là cách phòng tránh bệnh răng miệng khá hiệu quả nên bạn không nên bỏ qua phương pháp này.

Không có nhận xét nào